Định nghĩa FCL là gì
FCL là viết tắt của từ Full Container Load, nghĩa là hàng nguyên container.
FCL trong logistics chỉ hàng hóa nhiều, chủ hàng đặt vận chuyển nguyên chuyến; không ghép với hàng hóa khác (LCL - xem thêm
lcl là gì )
Khách hàng có thể gửi hàng kết hợp FCL và LCL (FCL/LCL - LCL/FCL - FCL/FCL)
Theo nhiều nhu cầu giao nhận hàng khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn những cách dưới đây để phù hợp với thực tế.
FCL/FCL
Nhận (FCL) và giao hàng (FCL) nguyên container.
Thông thường hàng hóa được nhận hết 1 lượt tại nhà máy của nhà xuất khẩu hoặc cảng và giao trực tiếp đến nhà nhập khẩu.
FCL/LCL
Nhận hàng nguyên Cont (FCL) nhưng giao thì chia nhỏ ra nhiều địa điểm và người nhận khác nhau để giao hàng (LCL)
Với loại này, thường áp dụng cho những công ty có chi nhánh hay đại lý tại quốc gia khác. Hàng được chuyển 1 lần từ công ty mẹ sau đó được chia ra tới các chi nhánh trực thuộc.
Cũng có nhiều trường hợp là bán hàng trực tiếp cho nhiều khách hàng tại quốc gia nhập khẩu. Hàng được chia ra (LCL) tới cho nhà nhập khẩu.
LCL/FCL
Nhận hàng lẻ liên tục (LCL) theo thời gian, sau đó chuyển 1 lượt cho người nhận hàng (FCL).
Nhà nhập khẩu mua hàng từ nhiều đối tác (LCL) sau đó tập kếp và giao toàn bộ (FCL).
#FCL là gì? gửi hàng kết hợp FCL và LCL
Định nghĩa LCL là gì? LCL shipment là như thế nào?
LCL tiếng anh là
Less than
Container
Loading ngĩa là hàng xếp không đủ 1 container.
LCL trong logistics là chỉ hàng hóa của chủ hàng ít, không đủ chuyến và muốn vận chuyển chung với chủ hàng khác.
LCL Shipment là cách thức vận chuyển mà nhà vận chuyển sẽ gom hàng của nhiều khách hàng lại cho đủ chuyến (đủ container) rồi mới vận chuyển - gom hàng (consolidation).
Hàng lcl có đặc điểm giá sẽ rẻ hơn so với đi nguyên container. Các chủ hàng share chi phí vận chuyển với nhau để có phí vận chuyển rẻ hơn.
#LCL là gì? LCL Shipment là gì - Người gom hàng Consolidation
Quota là gì? hạn ngạch là gì?
Quota là hạn ngạch thương mại (hay gọi ngắn gọn là hạn ngạch).
Hạn ngạch thương mại như tên của nó chính là hạn chế số lượng cao nhất của 1 mặt hàng hoặc 1 nhóm hàng có thế xuất khẩu - nhập khẩu từ một nước khác trong 1 thời gian nhất định.
Giấy phép hạn ngạch được cấp phép do 2 nước ký kết. ta có (Quota xuất - Quota nhập)
Hạn ngạch thương mại và tác động của nó
Hạn ngạch xuất khẩu
Thông thường quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu hàng hóa của nước mình đi các nước khác để thu lợi. Do đó hạn ngạch này rất ít khi được sử dụng. Hạn ngạch xuất khẩu chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng dạng tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến.
Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu chính là quốc gia muốn hạn chế số lượng 1 mặt hàng hay nhóm hàng nào đó nhập vào quốc gia mình.
Hạn ngạch nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp trong nước được bảo vệ bởi các doanh nghiệp từ nước ngoài.
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu khá giống với thuế nhập khẩu. Đều hạn chế hàng từ bên ngoài tràn vào nội địa.
Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến 1 doanh nghiệp trong nước trở nên độc quyền khi xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
Các nước WTO hiện nay sử dụng công cụ thuế quan thay dần cho hạn ngạch.
Kết luận
Trên đây bạn đọc vừa tìm hiểu quota là gì? hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
Blog Logisticstransportvn hi vọng có thể mang những kiến thức về logistics xuất nhập khẩu hơn nữa đến với bạn đọc. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.
Packing list là gì
Packing list là phiếu đóng gói hàng hóa, quy cách hàng hóa
Packing list là 1 chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, kê khai hải quan.
Phiếu quy cách hàng hóa này giúp ta hoạch định và thực hiện được nhiệm vụ trong
dịch vụ logistics:
- Nâng hạ hàng hóa: bố trí máy móc (xe cẩu, xe nâng) hay nhân công.
- Chọn lựa phương tiện vận tải: tàu thuyền, máy bay, xe tải, xe đầu kéo, container, các rơ mooc chuyên dụng.
- Cách đóng gói hàng hóa phù hợp cho quá trình vận chuyển.
- Kê khai lên phần mềm khai hải quan để làm bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
Mẫu packing list chuẩn form
Cách làm packing list
Dựa vào những mẫu form bên trên, bạn có thể tự tạo Packing list bằng Excel hoặc Word với nội dung chính:
- Số và ngày lập hóa đơn
- Tên người bán, người mua
- Địa chỉ người bán - mua
- Cảng xếp, dỡ
- Tên phương tiện vận chuyển, số chuyến, biển số,..
- Thông tin hàng: mô tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể tích
Kết luận:
Trên đây là nội dung Packing list là gì? Mẫu packing list chuẩn form và Cách làm packing list. Mong có thể giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn. Tìm hiểu thêm thông tin trên blog của chúng tôi: https://logisticstransportvn.blogspot.com
CBM là gì? CBM viết tắt của từ gì?
CMB là viết tắt của từ Cubic Meter.
CBM đơn vị là mét khối (m3).
CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của hàng hóa để tính cước vận chuyển. Và đối với hàng air, hàng sea hay hàng đường bộ sẽ có cách tính giống nhau nhưng quy ước đổi
1cbm = kg lại khác nhau.
Cách tính CBM giống nhau ở hàng Air, Sea, đường bộ
Công thức tính CBM = (CHIỀU DÀI (m - mét) x CHIỀU RỘNG (m) x CHIỀU CAO (m)) x (Số kiện)
Vậy 1 CBM bằng bao nhiêu Kg (1 cbm = kg)
Đối với quy ước 1CBM bằng bao nhiêu Kg thì với mỗi loại hình vận chuyển lại khác nhau.
Cách tính CBM hàng Air
Quy ước trong hàng Air: 1 cbm = 176 Kg
Cách tính CBM hàng lẻ đường bộ
Quy ước: 1 cbm = 333 kg
Cách tính CBM hàng Sea
Quy ước: 1 cbm = 1000 kg
Kết Luận:
Như vậy bạn đọc đã biết CBM là gì? từ viết tắt của CBM cũng như cách tính CBM; Đổi 1 cbm = kg đối với hàng air, sea hay đường bộ rồi. Chúc bạn đọc tìm được những kiến thức cần thiết tại trang https://logisticstransportvn.blogspot.com
Logistics là gì? Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát những hoạt động sau:
- Việc vận chuyển
- Lưu trữ quả hàng hóa, dịch vụ
- Thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ.
Logistics là gì? Theo luật thương mại (điều 233)
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” - theo Luật thương mại (Điều 233)
Logistics là tên gọi của
dịch vụ logistics trong những năm đầu tiên khi dịch vụ này có mặt ở Việt Nam. Dịch sang tiếng anh thì logistics là "hậu cần" và từ "hậu cần" này thì vẫn chưa diễn tả được hết những công việc của Logistics. Do đó mọi người vẫn thống nhất dùng từ Logistics.
Công ty logistics là gì?
Công ty logistics là công ty cung cấp dịch vụ đáp ứng 1 phần trong quản trị chuỗi cung ứng nói trên. Giúp khách hàng hoạch đinh, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa dịch vụ và các thông tin liên quan với chuỗi cung ứng này.
Quản trị logistics là gì?
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.” - Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP)
Như vậy bạn đọc đã hiểu logistics là gì? dịch vụ logistics, nhiệm vụ của công ty logistics. Chúc bạn đọc tìm được kiến thức cần thiết trên website:
https://logisticstransportvn.blogspot.com